Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Phòng Quản lý khoa học & Hợp tác quốc tế
Đại học Công nghiệp TP.HCM
Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Phòng Quản lý khoa học & Hợp tác quốc tế
Thông tin Euréka
Chủ đề năm học
Thông tin cần biết về tham gia Giải thưởng Sinh viên NCKH Euréka cấp Thành năm 2018
25-08-2018

I. ĐỐI TƯỢNG, SỐ LƯỢNG THAM GIA:

1. Đối tượng:

Sinh viên hiện đang học tập tại các trường cao đẳng, đại học và học viện trên toàn quốc đều có quyền đăng ký tham gia, theo 2 hình thức sau: cá nhân hoặc tập thể (mỗi tập thể không quá 5 sinh viên), mỗi cá nhân hoặc tập thể có thể đăng ký tham gia 1 hoặc nhiều công trình.

Hình thức đăng ký:

- Các cá nhân đang theo học bậc đại học, cao đẳng đăng ký tham gia theo đơn vị trường, viện nghiên cứu nếu công trình tham gia thuộc quản lý của tổ chức tương ứng.

- Các cá nhân thực hiện công trình nghiên cứu khoa học từ nguồn quỹ công ty, tập đoàn nghiên cứu sản xuất hay sinh viên các tổ chức quốc tế, phi chính phủ thực hiện đề tài tại Việt Nam có thể nộp trực tiếp về ban tổ chức (có xác nhận của tổ chức quản lý tương ứng).

2. Số lượng:

     Nhằm đảm bảo quy trình, chất lượng, số lượng đề tài tham gia, trước khi đăng ký giới thiệu đề tài tham gia Giải thưởng Euréka, nhà trường có trách nhiệm thành lập hội đồng khoa học để chấm thi và đánh giá chất lượng đề tài, chỉ xét chọn đề tài có chất lượng tốt giới thiệu tham gia Giải thưởng.

     Mỗi ngành trong 1 lĩnh vực dự thi, mỗi trường chỉ được giới thiệu tối đa 10 đề tài có chất lượng cao nhất từ trên xuống tham gia.

II. NỘI DUNG: 

    - Giải thưởng dành cho những đề tài/công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên.

    - Yêu cầu: Công trình gửi tham gia dự thi phải có tính mới, tính sáng tạo, có khả năng ứng dụng cao và đảm bảo tính khoa học.

III.LĨNH VỰC, CHUYÊN NGÀNH ĐĂNG KÝ: 

1. Lĩnh vực Công nghệ Hóa - Dược

- Hóa học.

- Công nghệ hóa học.

- Vật liệu mới - Công nghệ Nano.

- Dược liệu.

2.Lĩnh vực Công nghệ Thực phẩm

- Công nghệ chế biến thực phẩm, đồ uống.

- Công nghệ sau thu hoạch.

- Công nghệ lên men.

- Khoa học thực phẩm - Dinh dưỡng

3.Lĩnh vực Công nghệ thông tin:

-  Công nghệ thông tin

  • Toán tin học.
  • Công nghệ phần mềm.

-  Điện tử viễn thông

  • Mạng máy tính truyền thông.
  • Trí tuệ nhân tạo.

4. Lĩnh vực Công nghệ Sinh - Y sinh

- Sinh học.

- Công nghệ Sinh học.

- Y học.

- Y tế công cộng.

5. Lĩnh vực Giáo dục

- Giáo dục học.

- Quản lý giáo dục.

- Tâm lý giáo dục.

- Giáo dục thể chất - kỹ năng.

- Giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

6. Lĩnh vực Hành chính - Pháp lý

- Cải cách hành chính.

- Quản lý công.

- Luật Dân sự.

- Luật Hình sự.

- Luật Kinh tế.

- Luật Hành chính.

- Luật Quốc tế.

7.Lĩnh vực Kinh tế

- Tài chính, ngân hàng, chứng khoán, kế toán - kiểm toán, bảo hiểm - tín dụng.

 -Thương mại - quản trị kinh doanh và du lịch- marketing.

- Kinh tế học - kinh tế phát triển - kinh tế chính trị.

8.Lĩnh vực Kỹ thuật Công nghệ

- Vật lý.

- Điện, điện tử.

- Cơ khí, tự động hóa.

- Kỹ thuật nhiệt.

- Kỹ thuật công nghệ.

9. Lĩnh vực Nông lâm ngư nghiệp

- Nông nghiệp.

- Lâm nghiệp.

- Ngư nghiệp.

10. Lĩnh vực Quy hoạch, Kiến trúc và Xây dựng

- Quy hoạch.

- Kiến trúc.

- Xây dựng.

11. Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

- Khoa học trái đất.

- Tài nguyên.

- Môi trường.

- Công nghệ môi trường.

- Kỹ thuật môi trường.

12. Lĩnh vực Xã hội và Nhân văn

- Xuất bản, Báo chí.

- Lịch sử.

- Địa lý.

- Văn học.

- Ngôn ngữ học.

- Xã hội học - Triết học.

- Khu vực học.

- Văn hóa - nghệ thuật.

IV. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ĐỂ NGHIÊN CỨU: (tham khảo)

- Ban tổ chức khuyến khích nghiên cứu các vấn đề cơ bản về biển Đông và phát triển kinh tế biển; nghiên cứu dự báo các nguồn lợi biển, phục vụ xây dựng các công trình trên biển và khai thác tổng hợp các nguồn lợi từ biển, phát triển bền vững kinh tế biển, các kỹ thuật quân sự đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động công tác Đoàn - Hội - Đội và phong trào thanh thiếu nhi.

Khuyến khích các đề tài nghiên cứu hưởng ứng các chương trình đột phá của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên toàn quốc, khuyến khích thực hiện các công trình theo định hướng phát triển địa phương bền vững.

Khuyến khích thực hiện các công trình nghiên cứu thuộc 05 chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Khuyến khích các công trình nghiên cứu có khả năng triển khai khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

V. CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU:

Hội đồng khoa học đánh giá các đề tài, công trình dự thi vòng bán kết theo thang điểm 100 với các tiêu chí đánh giá như sau:

1. Mục đích, ý nghĩa và tính sáng tạo của đề tài, công trình nghiên cứu (tổng cộng 30 điểm), bao gồm:

- Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu rõ ràng, cụ thể (thang điểm 10).

- Giới thiệu được những tính sáng tạo, tính mới của vấn đề nghiên cứu trong cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề (thang điểm 20).

2. Nội dung chuyên môn và phương pháp nghiên cứu: (tổng cộng 50 điểm), bao gồm:

- Nội dung nghiên cứu phù hợp, phương pháp và kết quả nghiên cứu được xác định (thang điểm 30).

- Khả năng ứng dụng của đề tài, công trình nghiên cứu, có khả năng mở rộng nghiên cứu theo nhiều hướng, tạo tiền đề cho một hướng nghiên cứu mới (thang điểm 10).

- Có những giải pháp, kiến nghị, đề xuất có giá trị (thang điểm 10).

3. Hình thức trình bày (tổng cộng 20 điểm), bao gồm:

- Hình thức trình bày đề tài khoa học, rõ ràng, có biểu mẫu, hình minh họa (thang điểm 10)

- Có trích dẫn cụ thể các nguồn tài liệu tham khảo (thang điểm 10).

Sau khi có kết quả vòng bán kết, các đề tài được chọn vào vòng chung kết sẽ được tham khảo những nhận xét của Hội đồng khoa học vòng bán kết để điều chỉnh trước khi bảo vệ đề tài vòng chung kết.

VI. BỐ CỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU:

1. Đặt vấn đề: nêu lên sự cần thiết của đề tài, lý do chọn đề tài,

2. Tổng quan tài liệu: tổng quan tóm lược đề tài, nêu những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở trong và ngoài nước, những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu và phương án giải quyết của tác giả (nhóm tác giả). 

3. Mục tiêu - Phương pháp: mục tiêu của công trình, phương pháp nghiên cứu.

4. Kết quả - Thảo luận: nội dung - kết quả nghiên cứu đạt được.

5. Kết luận - Đề nghị: nêu lên kết luận, ý nghĩa khoa học, hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, qui mô và phạm vi áp dụng, đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.

6. Tài liệu tham khảo, phụ lục; danh mục các công trình trước đây của tác giả (nếu có).

VII. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY:

1. Nội dung công trình được đánh máy trên giấy A4 (210 x 297 mm), khuyến khích in 2 mặt, phông chữ Unicode, kiểu chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, đánh số thứ tự trang ở chính giữa trang, vị trí ở phía trên đầu mỗi trang.

2. Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất: 1.; 1.1.; 1.1.1...

3. Các công thức cần viết rõ ràng, dùng các ký hiệu thông thường, các ký hiệu phải có chú thích rõ ràng. Bảng vẽ, biểu đồ, sơ đồ minh họa... phải được đánh số thứ tự kèm theo chú thích.

4. Tên tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết theo đúng tiếng nước đó hoặc theo cách phiên âm hệ chữ latinh (căn cứ vào tài liệu tham khảo).

5. Không viết tên tác giả, tên trường, tên giảng viên hướng dẫn; không viết lời cám ơn, không được dùng các ký hiệu riêng, gạch dưới các câu trong toàn bộ công trình và không được ký tên. Mục đích nhằm thể hiện tính khách quan, đảm bảo công bằng khi chấm điểm và đánh giá.

6. Trang bìa của công trình phải được đóng bằng giấy bìa, màu xanh nước biển, gáy dán keo màu xanh dương đậm (không dùng gáy lò xo).

7. Phần công trình:

            - Tóm tắt công trình (bắt đầu từ trang thứ nhất) tối đa 1 mặt giấy A4.

            - Nội dung công trình (trình bày từ trang kế tiếp).

Lưu ý: công trình phải được trình bày hoàn toàn bằng tiếng Việt, nếu công trình được viết bằng tiếng nước ngoài cần có bản dịch bằng tiếng Việt kèm theo. Ban tổ chức sẽ không nhận các công trình chỉ được trình bày bằng tiếng nước ngoài.

VIII. BÀI BÁO KHOA HỌC:

Ban tổ chức chỉ yêu cầu bổ sung bài báo khoa học đối với các đề tài được chọn vào vòng chung kết Giải thưởng.

1. Yêu cầu chung đối với Bài báo

Bài báo điện tử gửi tới Ban tổ chức qua email: eureka@khoahoctre.com.vn

- Bài báo phải được trình bày rõ ràng ở dạng Microsoft® Word.

- Bài báo được đánh máy trên giấy size A4, với các lề trên, lề dưới là 2 cm, lề trái là 3 cm, lề phải là 2.5 cm, khoảng cách giữa các dòng là 1,5 lines.

- Phần Text sử dụng font Times New Roman, size 13 pt, khoảng cách giữa các dòng là 1,5 lines.

- Phần bảng, đồ thị, hình ảnh và các ký hiệu phải được trình bày rõ ràng, sử dụng font Arial, size 10 pt, khoảng cách giữa các dòng là 1 line. Nếu đồ thị và hình có nhiều phần thì chú thích theo A, B, C,¼ (sử dụng chữ in hoa, font Arial, size 10 pt).

- Từ đầu tiên của câu không sử dụng các số tự nhiên, ký hiệu, chữ viết tắt.

- Họ và tên tác giả, tên cơ quan: Ghi đầy đủ họ và tên các tác giả. Nếu có nhiều đồng tác giả thuộc hai cơ quan trở lên thì phải chú thích bằng các chỉ dẫn (1, 2...) ở phía sau họ và tên của từng người.

- Địa chỉ liên lạc (Author for correspondence): Phải ghi rõ họ và tên, địa chỉ, điện thoại, Fax và E-mail của một tác giả để liên hệ.

2. Bố cục Bài báo

Bài báo được sắp xếp theo các phần, các tiểu mục (không đánh số thứ tự) sau đây:

TÊN BÀI (tiếng Việt và tiếng Anh, sử dụng chữ IN HOA)

TÓM TẮT

Phần tóm tắt khoảng 250 - 350 từ tiếng Việt, cung cấp đầy đủ lượng thông tin cần thiết nhất để người đọc có thể hiểu được nội dung chính của bài báo, không trích dẫn tài liệu.

Nội dung bao gồm: Giới thiệu về vấn đề cần nghiên cứu (1 - 3 dòng). Trình bày phương pháp nghiên cứu và kết quả đạt được (5 - 7 dòng). Đưa ra bàn luận và kết luận (2 - 3 dòng).

Từ khóa: Phải có từ 5 - 7 từ khóa xếp theo thứ tự alphabet (A ® Z).

MỞ ĐẦU/ĐẶT VẤN ĐỀ (INTRODUCTION): Giới thiệu khái quát về vấn đề nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, tóm lược tình hình (thông tin có liên quan phải mang tính thời sự, đã được cập nhật). Nêu rõ mục đích, nội dung của công trình. Trình bày ngắn gọn.

NGUYÊN/VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP (MATERIALS AND METHODS)

Mô tả đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ nguyên/vật liệu, tên khoa học cơ thể sinh vật dùng trong nghiên cứu. Đối với thiết bị và hóa chất, phải ghi rõ tên, hãng, nước sản xuất.

Nếu là phương pháp chuẩn, hoặc đã được công bố trước đó thì nêu tên phương pháp, tác giả, tài liệu trích dẫn và trình bày ngắn gọn các bước chính của phương pháp.

Nếu là phương pháp chuẩn nhưng có cải tiến, bổ sung thì chỉ nêu tên phương pháp, tác giả, tài liệu trích dẫn và trình bày phần có cải tiến và bổ sung.

Nếu là phương pháp mới thì cần mô tả chi tiết nhưng phải ngắn gọn, đầy đủ thông tin về các bước tiến hành để người đọc hiểu và có thể lặp lại được thí nghiệm khi cần thiết.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (RESULTS AND DISCUSSION)

Có thể kết hợp hoặc tách riêng 2 phần kết quả và thảo luận. Trình bày theo thứ tự logic các kết quả nghiên cứu và nêu các ý kiến thảo luận (bàn luận) về các kết quả thu được.

Kết quả phải có các số liệu thực nghiệm chính xác, hoàn chỉnh và phải được minh họa bằng các hình và bảng.

Thảo luận phải có các nhận xét, đánh giá, phân tích, so sánh với các công trình khác có liên quan. Phải nêu được các nhận định, định hướng, xu thế... của vấn đề nghiên cứu.

KẾT LUẬN (CONCLUSION)

Viết thành một đoạn văn, không gạch đầu dòng hoặc đánh số thứ tự. Nội dung đảm bảo ngắn gọn và xúc tích, tránh trùng lặp với các phần khác.

Lời cảm ơn: Lời cảm ơn để sau phần kết luận bao gồm cảm ơn về tài chính, về cố vấn khoa học, giúp đỡ về trang thiết bị thực hiện, về cá nhân tham gia một phần trong đề tài nhưng không đứng tên trong phần tác giả. Trường hợp công trình công bố được tài trợ từ nhiều nguồn kinh phí (đề tài, chương trình,¼) khác nhau cần nêu cụ thể tất cả các nguồn kinh phí được tài trợ (đề tài, chương trình,¼).

TÀI LIỆU THAM KHẢO (REFERENCES)

Tài liệu tham khảo sử dụng trong bài báo là những tài liệu khoa học chính thống được lưu chiểu, tài liệu mang tính thời sự, mới cập nhật. Hạn chế sử dụng tài liệu là các luận văn, luận án, tài liệu mạng, tài liệu lưu hành nội bộ, tài liệu mật của Quốc gia.

Trong bài viết, tài liệu được trích dẫn bằng cách ghi tên tác giả, năm xuất bản trong ngoặc đơn ( ). Nếu có 2 tác giả thì dùng dấu (,), 3 tác giả trở lên thì ghi tác giả đầu + et al., năm, ví dụ: (Sambrook, Russell, 2001; Andersen et al., 2002). Khi đưa tên tác giả vào câu văn thì thay dấu (,) giữa hai tác giả thành chữ "và", thay cụm từ "et al." bằng cụm từ "đồng tác giả", năm để trong ngoặc đơn, ví dụ: ¼Sambrook và Russell (2001)¼, ¼Andersen và đồng tác giả (2002)... Tài liệu tham khảo/References không đánh số, sắp xếp theo thứ tự alphabet (A ® Z).

Các tài liệu được trích dẫn theo mẫu sau đây:

Trích dẫn sách – một tác giả:

Nguyễn, Hiến Lê. 2002. Bảy ngày trong Đồng tháp mười. Hà Nội: nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

hoặc Nguyễn, H.L. 2002. Bảy ngày trong Đồng tháp mười. Hà Nội: nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Trích dẫn sách – hai tác giả & ba hay bốn tác giả trở lên

Craton, M. and G. Saunders. 1992. Islanders in the Stream: A history of the Bahamian people. Athens: University of Georgia Press.

Leeder, S.R., Dobson, A.J., Gibbers, R.W., Patel, N.K., Mathews, P.S., Williams, D.W. & Mariot, D.L. 1996. The Australian film industry. Dominion Press: Adelaide.

Trích một chương sách từ một cuốn sách có nhiều tác giả

Repgen, K. 1987. What is a &sharp39;Religious War&sharp39;? In E. I. Kouri and T. Scott (eds), Politics and society in Reformation Europe. pp. 311-328. London: Macmillan.

Trích bài báo từ một tạp chí (báo in)

Herring, G. 1998. ‘The Beguiled: Misogynist myth or feminist fable?’ Literature Film Quarterly26 (3): pp. 214-219.

Trích bài báo (báo in) – không có tên tác giả

Thanh Niên. 2009. Chưa thống nhất diện Việt kiều được sở hữu nhiều nhà, 27.2, tr.3.

Trích dẫn một bài viết trên mạng – có tên tác giả

Nguyễn, Trần Bạt. 2009. Cải cách giáo dục Việt Nam, xem 12.3.2009

[Tên tác giả bài viết, ngày xem (accessed), địa chỉ trang web.]

Bài báo từ một tạp chí điện tử - có tên tác giả

Morris, A 2004. ‘Is this racism? Representations of South Africa in the Sydney Morning Herald since the inauguration of Thabo Mbeki as president’, Australian Humanities Review, Issue 33, August – October 2004, xem 29.5.2007, .

Trích từ website – nếu không có tên tác giả

Land for sale on moon 2007, xem 9.6.2007, .

Tên tạp chí quốc tế được viết tắt theo quy định chung (Tham khảo Danh mục viết tắt các Tạp chí Quốc tế trên mạng Pubmed tại Website

(http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/journals/noprov/loftext_full_noprov.html) và bỏ dấu chấm sau chữ viết tắt. Tên tạp chí trong nước, tên sách và các tài liệu khác được viết đầy đủ.

SUMMARY

Khoảng 250 - 350 từ, cung cấp đầy đủ lượng thông tin cần thiết nhất, bản dịch phải thể hiện đúng nội dung phần tóm tắt bằng tiếng Việt.

Keywords: Phải có từ 5 - 7 từ tiếng Anh sắp xếp theo thứ tự alphabet (A ® Z).

Hình và bảng (sử dụng font Arial, size 10 pt, 1 line)

Hình (bao gồm: Hình vẽ, ảnh, đồ thị, sơ đồ, biểu đồ...) và bảng phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng, có tính khoa học và thẩm mỹ cao khi in ấn. Hình ảnh màu để ở độ phân giải tối thiểu 600 dpi, hình ảnh đen trắng tối thiểu 1200 dpi.

Phía dưới hình và phía trên bảng phải có chú thích (Legend): Hình/Bảng + số thứ tự: Tên đầu đề ngắn gọn nhưng đảm bảo thông tin; Chú thích phải diễn giải rõ ràng các ký hiệu, dấu hiệu.

Trường hợp hình và bảng có quá ít thông tin thì không lập thành hình và bảng mà chuyển các số liệu đó thành lời văn và bình luận trong bài báo.

Không đưa những hình ảnh chất lượng kém, ít thông tin, phản cảm vào bài báo.

3. Các thuật ngữ, danh pháp khoa học, đơn vị đo lường và các ký hiệu viết tắt

Các thuật ngữ khoa học chưa được Việt hóa thì ưu tiên dùng nguyên bản tiếng Anh. Ví dụ: acid, amino acid, allele, chlorine, DNA, RNA, cặp base, glucose, latose, lipid, locus, nitrate, nitrogen, nucleotide, oxygen, peptide, phosphorus, phosphate, prime, virus,¼

Các thuật ngữ khoa học từ các ngôn ngữ không thuộc hệ La-tinh thì phải có phiên âm La- tinh và chú thích bằng tiếng Anh.

Nếu dùng nhiều từ viết tắt thì phải có danh mục các từ viết tắt sau phần Từ khóa.

Các thuật ngữ, danh pháp khoa học, các ký hiệu đơn vị đo lường thông dụng được viết tắt, không cần chú thích, theo đúng quy định chung của nhà nước và quốc tế.

Thời gian (giây - s, phút - min, giờ - h); Trọng lượng (ng, µg, mg,2 µg,3 g, kg); Chiều dài/Độ dài (nm, µm, mm, cm, m, km); Dung tích/ Thể tích (ml, l, m , m ); Khối lượng phân tử (Da, kDa). Độ dài nucleotide (bp, kb). Mole (M); Nhiệt độ C (°C); Nhiệt độ Kelvin (K); Calorie (cal); Kilocalorie (kcal); Gauss (G); Ampere (A); Volt (V); vòng/phút (rpm)¼.

IX. HỒ SƠ THAM DỰ:

Hồ sơ tham dự gồm:

1. Phiếu đăng ký công trình tham dự Giải thưởng của tác giả hay nhóm tác giả công trình (1 bản theo mẫu M1, có dán hình 3x4).

2. Bản sao Chứng minh nhân dân (CMND) không cần công chứng của tác giả, nhóm tác giả (nếu là nhóm tác giả, photo CMND của tất cả thành viên trong nhóm).

3. Mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả dự thi nộp về Ban tổ chức Giải thưởng 02 quyển đề tài công trình nghiên cứu tại vòng bán kết.

4. Đoàn trường hoặc Phòng Quản lý khoa học nhà trường gửi bảng tổng hợp danh mục các đề tài của trường tham gia Giải thưởng. Danh sách này đơn vị tải về từ website đăng ký trực tuyến tại địa chỉ www.khoahoctre.com.vn, sau đó in ra và đóng dấu xác nhận.

Thời hạn nộp hồ sơ: Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tiếp nhận đề tài đăng ký tham gia của các trường vào ngày 30/9/2018.

Để biết thêm thông tin về Giải thưởng, xin vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ

Số 01- Phạm Ngọc Thạch - Quận 1; Điện thoại: 028.38.233363 - 028.38.230780.

Website: www.khoahoctre.com.vn; Email: khoahoctre@gmail.com

X. GIẢI THƯỞNG:

1Tất cả tác giả của các công trình nghiên cứu khoa học tham gia Giải thưởng sẽ được cấp Giấy chứng nhận tham dự Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học – Euréka lần XX năm 2018.   

2. Đối với các cá nhân và giảng viên trực tiếp hướng dẫn cho sinh viên có công trình nghiên cứu đạt giải đặc biệt và giải nhất sẽ được đề nghị tặng thưởng bằng khen của Bộ Giáo dục và Đạo tạo hoặc bằng khen của UBND TP. Hồ Chí Minh; giảng viên hướng dẫn có sinh viên đạt giải nhì và giải ba sẽ được trao tặng bằng khen của Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh.

3. Đề tài đạt giải đặc biệt và giải nhất sẽ được Ban tổ chức và Hội đồng khoa học xem xét các bài báo khoa học và được đăng trên Tạp chí Khoa học trẻ của Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ TP. Hồ Chí Minh (ISSN: 2354 – 1105), hoặc Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sau khi được Hội đồng khoa học phản biện.

4. Giá trị giải thưởng cho các đề tài đoạt giải:

- Ban tổ chức và đại diện hội đồng khoa học họp xét chọn từ các đề tài đạt giải nhất của tất các các lĩnh vực, chọn ra 01 đề tài có chất lượng và có điểm số cao nhất (yêu cầu đạt từ 95% tổng số điểm trở lên) để trao giải đặc biệt, trị giá: 20.000.000 đồng/giải + Bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ.

 - Ở mỗi lĩnh vực dự thi sẽ có cơ cấu và mức giải thưởng là: 

+ 01 Giải Nhất: 10.000.000 đồng/giải + Bằng khen Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ 01 Giải Nhì: 5.000.000 đồng/giải + Bằng khen UBND TP.HCM

+ 01 Giải Ba: 3.000.000 đồng/giải + Bằng khen Thành Đoàn TP. HCM.

+ Các giải KK: 2.000.000 đồng/giải + Bằng khen Thành Đoàn TP. HCM

XI. BIỂU MẪU:

Tải mẫu đăng ký thông tin (dành cho sinh viên) tại đây

Tải mẫu đăng ký thông tin (dành cho đơn vị) tại đây

Tải mẫu trang bìa tại đây

Đơn vị liên kết