Cục Công tác phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo tổ chức Cuộc thi “Sáng tạo trong tầm tay” dành cho các cá nhân, tổ chức có những giải pháp, ứng dụng, mô hình trong việc phát huy giá trị các sản phẩm nông nghiệp Vùng Đông Nam Bộ.
Tên gọi: Cuộc thi “Sáng tạo trong tầm tay” năm 2019 trong lĩnh vực Nông nghiệp Vùng Đông Nam Bộ
Đối tượng:
- Các tổ chức, cá nhân đã có những giải pháp, mô hình đã được ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp (các giải pháp sản xuất mới, các mô hình mang lại hiệu quả và lợi nhuận phù hợp, các loại cây trồng phù hợp thổ nhưỡng địa phương có tính kinh tế cao).
- Khuyến khích các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa trong canh tác nông nghiệp, phân phối sản phẩm và nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa (các phần mềm chỉ dẫn địa lý, các chương trỉnh mô phỏng điều kiện môi trường dự báo hiệu quả trong canh tác nông nghiệp).
- Khuyến khích các mô hình có tính lan tỏa trong cộng đồng, mang lại hiệu quả truyền thông và tính liên kết vùng (các mô hình thanh niên khởi nghiệp, các mô hình liên kết tiêu thụ và phân phối sản phẩm giữa các địa phương, các mô hình hợp tác doanh nghiệp – nhà nước).
- Sản phẩm tham dự cuộc thi chưa được trao các giải thưởng có quy mô cấp vùng hoặc cao hơn.
Nội dung: Các sản phẩm tham dự cuộc thi là những mô hình, giải pháp đã tính ứng dụng vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp:
+ Ứng dụng cơ khí, kỹ thuật, tự động hóa trong nông nghiệp.
+ Ứng dụng điện, điện tử trong nông nghiệp.
+ Sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, phục vụ y tế, giáo dục.
+ Sản xuất sản phẩm, phụ liệu nông nghiệp.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp.
+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.
+ Các ứng dụng khác gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Hình thức: Tác giả nộp hồ sơ dự thi về cho ban tổ chức bao gồm:
+ Phiếu đăng ký dự thi.
+ Thuyết minh sản phẩm (theo mẫu đính kèm).
+ Mô hình thông tin giới thiệu sản phẩm qua phim, hình ảnh, trình chiếu, sản phẩm thực.
+ Poster giới thiệu sản phẩm (nếu có).
Gửi hồ sơ dự thi:
Tác giả dự thi nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Ban tổ chức Cuộc thi tham dự vòng sơ kết tại Sở Khoa học Công nghệ địa phương, tại các địa chỉ sau:
Tại Vũng Tàu: Sở KH&CN Vũng Tàu, số 130 Lý Thường Kiệt, Phường 1, Thành phố Vũng Tàu. Điện thoại: 0254 3852 484
Tại Tây Ninh: Sở Khoa học Công nghệ Tây Ninh, số 211 Đường, Ba Mươi Tháng Tư, Phường 2. Điện thoại: 0276 3820 194
Tại Bình Dương: Tầng 11, Tháp A, Trung tâm hành chính, Lê Lợi, P, Bình Dương. Điện thoại: 0274 3822 924.
Tại Bình Phước: Sở Khoa học Công nghệ Bình Phước, Quốc lộ 14, Tân Phú, Đồng Xoài, Bình Phước.
Tại Đồng Nai: Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai, 1597 Phạm Văn Thuận, Thống Nhất, Thành phố Biên Hòa. Điện thoại: 0251 3822 297.
Tại TP.HCM:
- Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM, số 244 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 3932 7831.
- Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN, số 273 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 3930 7985.
- Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, số 01 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, TP.HCM. Điện thoại: 02838233363.
Tiêu chí chấm thi
+ Hội đồng giám khảo chấm thi theo các tiêu chí bên dưới với thang điểm và tổng điểm là 100 điểm. Vòng sơ kết và bán kết đánh giá thông qua hội động giám khảo, vòng chung kết thuyến trình và báo cáo từ cá nhân, tổ chức có sản phẩm tham gia.
+ Tính mới và tính sáng tạo của sản phẩm (thang điểm 25)
+ Tính hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn của sản phẩm (thang điểm 25).
+ Sản phẩm được sản xuất trong quy trình thân thiện với môi trường sinh thái (thang điểm 25).
+ Tính mỹ thuật, dễ vận hành, khai thác triển khai của sản phẩm (thang điểm 25).
+ Phần thuyết trình của tác giả, nhóm tác giả tại vòng chung kết và trả lời các nội dung cần làm rõ về sản phẩm từ Hội đồng giám khảo (thang điểm 100 cho bốn nội dung bên trên).
Số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn:
+ Vòng sơ kết: mỗi địa phương chủ động tổ chức hội đồng đánh giá sản phẩm tham gia. Số sản phẩm tiêu chuẩn là 05 sản phẩm mỗi địa phương, nếu địa phương lớn và có nhiều sản phẩm (giải pháp/mô hình) có giá trị thì có thể bổ sung tối đa thêm 03 sản phẩm. Số sản phẩm tham gia của mỗi địa phương không quá 08 sản phẩm.
+ Vòng bán kết: Cục CTPN tổ chức Hội đồng đánh giá sản phẩm tham gia sau khi nhận được danh sách sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ vòng sơ kết tại địa phương (không nhận sản phẩm tham gia tự do). Ban giám khảo sẽ chọn lọc và xét duyệt 15 sản phẩm đạt tiêu chuẩn tham gia vòng chung kết, số lượng có thể thay đổi theo ý kiến tổng hợp của Ban giám khảo và Hội đồng xét duyệt.
+ Vòng chung kết: các sản phẩm tham gia tuyển chọn và trao giải tại Bà Rịa-Vũng Tàu, đơn vị đăng cai tổ chức là Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Giải thưởng:
01 Giải nhất: Tiền thưởng, Giấy chứng nhận và Bằng khen.
02 Giải nhì: Tiền thưởng, Giấy chứng nhận và Bằng khen.
03 Giải ba: Tiền thưởng, Giấy chứng nhận và Bằng khen.
09 Giải khuyến khích: Tiền thưởng, Giấy chứng nhận và Giấy khen.
Số lượng và thành phần cơ cấu giải thưởng có thể thay đổi theo yêu cầu của Ban giám khảo và đồng thuận từ Ban tổ chức.
Quý Thầy cô vui lòng gửi hồ sơ về Phòng QLKH&HTQT trước ngày 13/5/2019 để Phòng tổng hợp và thực hiện các công việc tiếp theo.
Thông tin khác:
1. Thông báo
2. Thể lệ